Hướng dẫn cách vệ sinh tủ đông nhanh chóng và hiệu quả chỉ với 7 bước

Tủ đông nhà bạn sử dụng lâu ngày có mùi hôi và bám bẩn gây khó chịu. Chỉ với 7 bước đơn giản bài viết sau sẽ hướng dẫn bạn cách vệ sinh tủ đông nhanh chóng và hiệu quả.

1. Bước 1: Rút dây nguồn tủ đông rồi lấy hết thực phẩm ra ngoài

Đây là một bước rất quan trọng, các bạn nhớ lưu ý để đảm bảo an toàn trong quá trình vệ sinh tủ đông.

Đầu tiên bạn vặn nút điểu chỉnh từ vị trí (ON) về (OFF) và rút dây nguồn và chờ 1 phút để máy ngắt điện. Sau đó mang hết tất cả thực phẩm ra khỏi tủ đông.

Lưu ý:

– Đảm bảo đã rút dây nguồn tủ đông trước khi lấy thực phẩm để đảm bảo an toàn.

– Kiểm tra dây nguồn (hở dây, biến dạng) và để đầu phích cắm ở nơi cao, khô ráo.

– Phân loại lại các thực phẩm sắp hết hạn hoặc đã hết hạn để bỏ đi.

2. Bước 2: Tháo gỡ và làm sạch các kệ trong tủ

Đầu tiên, bạn nhẹ nhàng tháo hết các khay, kệ khỏi tủ. Sau đó sử dụng nước ấm và các dung dịch tẩy rửa nhẹ để vệ sinh. Bạn nhớ để khay, kệ ở nơi thoáng mát để ráo nước.

Lưu ý:

– Sử dụng nước ấm và miếng mút mềm để dễ dàng loại bỏ các vết bẩn, tránh việc trầy xước, bong tróc.

– Tránh sử dụng các hóa chất tẩy rửa mạnh khiến hư hỏng khay, kệ (bay màu, bong lớp tráng hoặc hư hỏng các chi tiết nhựa).

– Chỉ sử dụng nước rửa chén hoặc xà phòng pha loãng khi vệ sinh.

3. Bước 3: Rã đông tủ

Bạn mở cửa tủ để tủ tự rã đông từ 20-30 phút.

Lưu ý:

– Khi rã đông đá, tuyết trong tủ tan ra tạo ra nước bạn nên tránh để đầu dây điện dính vào nước, có thể xảy ra tình trạng giật khi sử dụng lại..

– Dọn dẹp khu vực xung quanh tủ tránh các vật khác bị ướt.

4. Bước 4: Vệ sinh bên trong tủ đông

Dùng khăn sạch mềm để cọ rửa giàn lạnh các ngăn mặt trong của tủ đông, các tấm cửa cùng các chi tiết bằng chất dẻo khác của tủ đông.

Lau bụi sạch giàn nóng bằng vải mềm, không lau bằng vải quá ẩm.. làm nước chảy vào hộp đấu ở lốc gây chập điện.

Lưu ý:

– Có thể thay thế xà phòng hoặc nước tẩy rửa hóa học bằng dung dịch tẩy rửa từ giấm (tỉ lệ 1 giấm: 3 nước) giúp diệt khuẩn, nấm mốc và khử được mùi tủ đông.

– Chú ý làm sạch phần cánh cửa và đệm cao su ở cửa vì đây là nơi thường đọng nước, cáu bẩn.

5. Bước 5: Vệ sinh bên ngoài tủ đông

Lau chùi tủ bằng vải khô, mềm. Trường hợp mặt ngoài tủ quá bẩn bạn có thể dùng vải ẩm và một ít chất tẩy rửa trung bình để lau như dung dịch tẩy rửa từ giấm.

Đừng quên lau sạch gầm và chân tủ để chống han gỉ. Với bề mặt kính: chỉ cần dùng khăn giấy, khăn vải và nước chùi kính lau sạch phần bề mặt cửa và phần tay cầm.

Lưu ý:

– Không nên sử dụng chất tẩy rửa mạnh gây bong tróc sơn và bộ phận bằng nhựa của tủ.

– Không sử dụng nước nóng để lau chùi khiến hỏng hóc các chi tiết của tủ đông.

6. Bước 6: Vệ sinh lỗ thoát nước

Lỗ thoát nước giúp nước dư thừa trong tủ không bị ứ đọng nên bạn cần vệ sinh thật kỹ lỗ thoát nước, tránh tình trạng lỗ thoát nước bị tắc nghẽn.

Lưu ý:

– Dùng mút mềm và khăn để không ứ đọng nước trong tủ.

– Chỉ dùng các chất taaye rửa nhẹ, tránh chi tiết cao su bị ăn mòn.

– Chú ý lau phía trong các mép của chi tiết nhựa, cao su để tránh mốc, bụi bẩn.

7. Bước 7: Gắn lại các khay kệ đã tháo ra, sắp xếp thức ăn vào và cắm phích tủ đông

Sau khi vệ sinh, bạn tiến hành lắp lại các khay kệ đã khô ráo vào tủ. Đừng quên cắm dây nguồn và chỉnh công tắc sang (ON) để tủ hoạt động nhé.

Sắp xếp thực phẩm đã phân loại vào tủ để tiện sử dụng sau khi tủ đã được bật nguồn khoảng 1 tiếng.

Để đảm bảo an toàn, chú ý các đặc điểm sau khi vệ sinh.

– Dây nguồn đã được cắm trở lại chắc chắn vào ổ điện.

– Kiểm tra xem dây nguồn có bị xoắn, vặn hay hư hại gì không.

Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong việc vệ sinh tủ đông nhanh chóng và hiệu quả. Cảm ơn bạn đã theo dõi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *